Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2014

Thơ 0338: Thơ viết bên bờ sông Vàm Cỏ

Hình ảnh
Thơ viết bên bờ sông Vàm Cỏ                                     Viết tặng T.T. Ngày anh về Cổ tích đã đi xa Mây trắng quá nhớ ngày xưa đi học Thương cô Tấm hóa trái thị vàng đơn độc Nhà vua không đi tìm Còn bà lão nơi đâu? Ngày anh về Hoa cúc tím đã chìm sâu Bờ sông Vàm Cỏ dòng lục bình trôi líu ríu Tiếng đàn vọng cổ giữa chừng sao lạc điệu Dây đứt rồi Ta sẽ lại chờ nhau? Cỏ thu vẫn vàng Nắng tháng chín vẫn lao xao Anh đi tìm lại một giọng ca màu mắt biếc Chim quyên mất bạn Chim quyên sầu Chim quyên kêu thảm thiết Em phương nào? Ngựa ô khớp bạc vẫn còn đây...                                             (Tập thơ Huyền Thoại Người Lái Đò - NXB Hội Nhà Văn năm 2013) Thanh Trắc Nguyễn Văn ----------------------------------------------------------------------------------------- * Bài thơ đã đăng trên báo Làm Bạn Với Máy Vi Tính số 567, ngày 12.8.2014 * Bài thơ đã đăng trên báo Giáo Dục Và Thời Đại Chủ Nhật số 38, năm 2014 + Bài thơ đã in trong Tập thơ Huyền Thoại Người Lái Đò - NXB Hội Nhà

Hai câu chuyện nhỏ mà không nhỏ

Hình ảnh
Lời nói đầu:   Bài viết đã đăng lần lượt trên báo Văn Nghệ tp.HCM số 310, ngày 17.7.2014 (với bút danh Nguyễn Nguyên Nguyên) và trên báo Văn Nghệ Công An số 228 (328), từ ngày 21.7 đến 4.8.2014 (với bút danh Thanh Trắc Nguyễn Văn); nói về việc tận thu thuế của ngành giáo dục đối với những giáo viên khi họ đi gác thi và chấm thi tốt nghiệp. Ai cũng biết giáo viên là những người có thu nhập rất thấp so với những ngành nghề khác, nhưng ngành giáo dục vẫn tận thu thuế không thương tiếc. Điều đáng nói là khi thu thuế chẳng ai đưa cho những người giáo viên bị thu thuế tội nghiệp một tờ biên lai nào cả. Không có biên lai thu thì họ sẽ không có chứng từ để đi hoàn thuế được, và số tiền thu này nếu nhân lên cho số giáo viên đi chấm thi và gác thi sẽ là một số tiền không nhỏ nhưng không ai biết chúng sẽ về đâu? Hai câu chuyện nhỏ mà không nhỏ   1. Câu chuyện của những người đi chấm thi Từ đầu năm 2009, thuế thu nhập cá nhân bắt đầu được áp dụng tại Việt Nam. Những nhà doanh nghiệp phả

Thơ tranh: Lên đỉnh Non Nước

Hình ảnh

Thơ tranh: Hạ nhớ

Hình ảnh

Đọc truyện: Sự tích Hồ Gươm

Hình ảnh

Đọc truyện: Sự tích Hồ Ba Bể

Hình ảnh

Cảm nhận bài thơ Cơn sốt đất

Hình ảnh
  Cảm nhận bài thơ Cơn sốt đất của Thanh Trắc Nguyễn Văn Người bình: Huỳnh Xuân Sơn Khi ta ở, chỉ  là nơi đất ở Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.  (Tiếng Hát Con Tàu - Chế Lan Viên) Hay:  “Đất vắng cây đất ngừng ngừng hơi thở…  Cây thiếu đất cây sống sống với ai?”  (Tình cây và đất - Tô Thanh Tùng) Có lẽ bất cứ ai trong mỗi chúng ta khi nghe những câu thơ, lời hát ấy ít nhiều đều có cảm xúc bồi hồi nhớ về những nơi mình đã đi qua, đã ở lại; được đánh dấu bằng những địa danh mang tên Đất, tên Nước. Đất đã đi vào thơ vào nhạc chính là tình thơ, ý nhạc dạt dào tình cảm, ca ngợi vẻ đẹp của quê hương. Vậy mà hôm nay tôi rất ngỡ ngàng gặp một tâm trạng của thầy giáo nhà thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn. Anh viết về Đất… Bài thơ có tựa đề: ----------------------------------------------------------------------- Cơn sốt đất Khi ta về cơn sốt đất đang cao Đồng tiền quẳng ra trên những đống gò ao bãi Quán xá lềnh khênh Nhạc tình rơi vãi Giữa dòng đời ai nghiêng ngả Ngả nghiêng? Từng ngôi nhà hối hả mọ

Cô Đinh Thị Yến Phương, người mẫu thơ số 1

Hình ảnh
CÔ ĐINH THỊ YẾN PHƯƠNG NGƯỜI MẪU THƠ SỐ 1 Cô Đinh Thị Yến Phương là một cô giáo xinh đẹp dạy môn toán ở trường THPT Võ Thị Sáu, cô về trường công tác khoảng năm 2003. Ở trường Võ Thị Sáu, cô Yến Phương là người mẫu thơ số một của Thanh Trắc Nguyễn Văn. Các bài thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn viết tặng cho cô như: Tìm xuân, Van em đừng qua cổng, Chải tóc, Vay tình đều may mắn được các báo và tạp chí đăng ngay khi tác giả vừa mới gửi bài đến. Cô Yến Phương cũng chính là nguồn cảm hứng để Thanh Trắc Nguyễn Văn viết hai câu thơ vui: “Nơi Yến Phương đã bỏ đi: tất cả hoa hồng đều hóa đá Khi Yến Phương trở lại: tất cả đá lại hóa hoa hồng”. Sau này khi in trong tập thơ riêng Giọt Lệ Trăng (NXB Văn Nghệ 2010), hai câu thơ được sửa nghiêm túc thành: “Nơi tình yêu đã bỏ đi: tất cả hoa hồng đều hóa đá Khi tình yêu trở lại: tất cả đá lại hóa hoa hồng”. (Thơ tình hai câu, Giọt Lệ Trăng – NXB Văn Nghệ 2010) Thanh Trắc Nguyễn Văn sáng tác bài thơ Van em đừng qua cổng khoảng năm 2006. Năm đó Thanh Trắc Nguyễ