Tạp văn: Tản mạn về sự tích bánh trung thu
TẢN MẠN VỀ SỰ TÍCH BÁNH TRUNG THU Theo âm lịch, tết Trung Thu chính là ngày rằm tháng tám mỗi năm. Tháng tám là tháng giữa mùa thu (trung thu), khí hậu trời dịu mát, trăng rằm lại đẹp nhất trong năm. Người ta liền bày tiệc để cùng nhau ăn uống và ngắm trăng. Tết Trung Thu là của người Trung Hoa, có lẽ đã lưu truyền sang nước ta từ lâu lắm rồi. Bánh dùng để ăn trong dịp tết Trung Thu gồm bánh nướng và bánh dẻo. Người Trung Hoa thường gọi bánh nướng là bánh nguyệt (bánh trăng), có ý nghĩa là vui vẻ đoàn tụ dưới trăng. Bánh nguyệt thường được người Trung Hoa dùng cúng trăng và cúng thổ địa vào mỗi dịp lễ tết trung thu hằng năm. Sở dĩ gọi bánh trung thu là nguyệt cũng vì ngày xưa bánh trung thu phải là hình tròn. Trên mặt bánh người ta thường in hình Hằng Nga, Thỏ Ngọc thật cầu kỳ trang trí cho bánh. Bánh nướng phải có vỏ cứng để tượng trưng cho sự cứng cáp, vững bền. Từ thời Tây Hán, bánh nguyệt còn được gọi là bánh hồ (Hồ là tên một dân tộc phía bắc nước Trung Quốc ngày xưa). Theo dã sử