Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2013

Thơ tranh Tiễn cô giáo Ái Lan

Hình ảnh
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ * Cô giáo Ái Lan là một giáo viên giảng dạy môn văn tại trường PTTH Võ Thị Sáu. Cô rất thương yêu học trò và giảng dạy rất tận tâm. Chồng của cô là thầy Nguyễn Thanh Long, cũng là một giáo viên dạy toán tại trường. Cô ra đi vào tháng 4 năm 2013 sau gần một năm chống chọi với bệnh tật, để lại nỗi thương tiếc không nguôi cho các bạn đồng nghiệp và học trò...

Đọc truyện: Nàng tiên út và bức tranh thêu

Hình ảnh

Đọc truyện: Chú mèo đi hia

Hình ảnh

Thơ 0310: Bài ca viên phấn

Hình ảnh
BÀI CA VIÊN PHẤN Rồi một ngày Viên phấn bỗng đi xa Trên bảng đen chợt âm thầm biến mất Các em nhìn lên Vẫn còn đó những dòng công thức Và lời chào Là bụi phấn bay bay…              Viên phấn đã dắt ta qua những năm ánh sáng thật dài Thuở vụ nổ Big Bang Thuở phôi thai vũ trụ Có tiếng gầm thét khủng long Có bước chân người tiền sử Viên phấn cùng ta ngụp lặn giữa biển bờ kiến thức Tranh luận nguồn gốc con người Quanh học thuyết Darwin.               Viên phấn vẽ thật nhiều Đất nước hình chữ S thân thương Có bóng dáng Lạc Long Quân Mẹ Âu Cơ và đàn con trăm trứng phá rừng mở đất Viên phấn đưa ta đi Múc nước sông Hồng Vo gạo nếp An Giang Chụm củi Trường Sơn Cùng ta nấu chung một nồi bánh chưng hương Việt Cùng nghe sóng Bạch Đằng Cùng vỗ nhịp Cùng hát Nhớ Trường Sa… Vệt phấn bám đầy trên các trang sách giáo khoa Vọng tiếng đàn Kiều mười lăm năm lưu lạc Âm vang bài thơ thần thuở ông cha phá giặc “Nam quốc sơn hà…” Lừng lẫy những chiến công Vệt phấn nằm nghiêng Thao thức Phập phồng Phảng phất b

Du lịch Côn Đảo (phần ba)

Hình ảnh
Nữ tù nhân trong Chu ồng C ọp Ph áp b ị đ ổ v ôi b ột l ên ng ư ời, l ên đ ầu t óc Du lịch Côn Đảo (phần ba) - Chuồng Cọp Pháp, Chuồng Cọp Mỹ  và Chuồng Bò Chuồng Cọp Pháp được thực dân Pháp và bọn tay sai người Việt bí mật xây dựng từ năm 1940. Chuồng Cọp Pháp có nhiều phòng biệt giam, là nơi dùng để giết lần mòn ý chí và sức khỏe của những người tù. Người tù bị nhốt dưới lớp song sắt kiên cố, căn phòng thì chật hẹp. Bên trên có bọn cai ngục luôn đi lại quấy rối. Chúng rắc vôi bột xuống thân thể người tù rồi dội tiếp nước bẩn làm cho người tù bị rụng tóc, lở loét toàn thân, da bị hủy hoại hở từng mảng thịt, có nhiều người tù do đuối sức không kịp che mặt nên bị mù cả mắt (vôi bột gặp nước sẽ sôi nóng lên làm người tù bị bỏng). Theo người hướng dẫn viên khu Nhà tù Côn Đảo cho biết, có rất  nhiều tù nhân do sức khỏe yếu vì tù đày, vì lao dịch bị đưa vào Chuồng Cọp chưa được một ngày thì chết. Tổng diện tích Chuồng Cọp Pháp là 5.475 m2. Diện tích phòng giam là 1.408 m2. Có tất cả 120 p

Giới thiệu tập thơ Huyền Thoại Người Lái Đò

Hình ảnh
  Giới thiệu tập thơ Huyền Thoại Người Lái Đò   Xin giới thiệu tập thơ Huyền Thoại Người Lái Đò - NXB Hội Nhà Văn ấn hành năm 2013. Sách in trên giấy đẹp, bìa trang nhã. Tập thơ tập hợp gần 50 bài thơ của Thanh Trắc Nguyễn Văn đã đăng rải rác trên các tờ báo và các tạp chí trong cũng như ngoài nước của những năm gần đây. Đây là tập thơ riêng thứ sáu của Thanh Trắc Nguyễn Văn

Du lịch Côn Đảo (phần 2)

Hình ảnh
Ph òng giam t ập th ể - Tr ại Ph ú H ải Du lịch Côn Đảo (phần 2) - Nhà Bảo Tàng Côn Đảo và Trại Phú Hải Đến Côn Đảo là để thăm nhà tù Côn Đảo, nơi có biết bao người con anh hùng của đất nước đã hy sinh tại đây, họ đã dũng cảm dùng đến hơi thở cuối cùng dù thân thể đã bị kiệt sức vì cùm trói, để đấu tranh với bọn cai tù độc ác. Nhà tù Côn Đảo là một khu nhà tù tại Côn Đảo được người Pháp bắt đầu cho xây dựng từ ngày 1 tháng 2 năm 1862, nhằm biệt giam những tội phạm đặc biệt nguy hiểm cho chế độ thực dân Pháp như tù chính trị, tội phạm bị tử hình... Nơi đây thời Pháp thuộc đã từng giam giữ rất nhiều những nhân vật cộng sản cao cấp như Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh, Lê Duẩn... và những người ái quốc nổi tiếng chống lại chính phủ thuộc địa như Nguyễn An Ninh, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Lã Xuân Oai... Hiện nay, nhà tù Côn Đảo đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Địa điểm nổi tiếng nhất trong khu nhà tù này chính là

Bài thơ Phố cổ được phổ nhạc, nhạc sĩ: Nguyễn Quốc Tây

Hình ảnh
Bài thơ Phố CỔ được phổ nhạc Là một người làm thơ nghèo nên Thanh Trắc Nguyễn Văn không thể nhận lời chào mời của các nhạc sĩ để trả chi phí nhờ họ phổ nhạc cho thơ của mình. Thanh Trắc Nguyễn Văn cũng lại là một nhà giáo quá bận rộn chỉ biết chăm lo dạy học, ít có thời gian đi đâu, ít có dịp gặp gỡ giao tiếp, ít có điều kiện quen biết nhiều. Cũng chính vì những khiếm khuyết quan trọng này nên đối với các anh em trong giới nhạc sĩ, Thanh Trắc Nguyễn Văn hầu như không quen biết một ai.  Thanh Trắc Nguyễn Văn rất biết ơn nhạc sĩ Nguyễn Quốc Tây, người ở Tây Ninh, dù chưa gặp mặt bao giờ đã tự ý phổ nhạc bài thơ Phố cổ của Thanh Trắc Nguyễn Văn. Xin kính chúc nhạc sĩ Nguyễn Quốc Tây có nhiều sức khỏe và luôn có thêm nhiều sáng tác mới. PHỐ CỔ   Ta về như chiếc lá Rụng rơi xuống cội nguồn Lang thang chiều phố cổ Gió mỏng mềm như sương. Nhà em xưa ngõ vắng Một thuở qua ngại ngùng Giờ nhặt mùi hoa cũ Cầm nắng vàng run run… Hỏi hoa hoa đã úa Hỏi nắng nắng sang sông Hỏi người người chẳng nhớ B

Du lịch Côn Đảo (phần 1)

Hình ảnh
Côn Đảo nhìn từ máy bay (ảnh sưu tầm) Du lịch Côn Đảo (phần 1) - Đến Côn Đảo Chúng tôi cất cánh từ phi trường Tân Sân Nhất rất sớm, trước sáu giờ sáng. Trên máy bay, tôi và nhiều bạn đồng hành đã vô cùng thú vị, khi lần đầu tiên được ngắm nhìn cảnh bình minh trên mây với những ánh nắng ban mai màu hồng rực qua cửa sổ máy bay. Máy bay hạ cánh xuống sân bay Cỏ Ống của Côn Đảo cũng rất sớm, trước bảy giờ sáng. Theo tài liệu, đường băng hạ cánh của sân bay Cỏ Ống không dài, chỉ vào khoảng 1800 mét. Đặc điểm của loại đường băng này, khiến cho máy bay đến Côn Đảo cũng như Phú Quốc, chỉ tiếp nhận được loại máy bay cánh quạt ATR (máy bay tầm ngắn loại nhỏ hai động cơ tuốc bin cánh quạt, chỉ chở được dưới một trăm hành khách). Hiện giờ ở Côn Đảo hiện chỉ có hai hãng máy bay đang hoạt động là Air Mekong và Vietnam Airlines, gồm các tuyến bay nối liền Côn Đảo với các thành phố lớn trong nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Vì sao gọi là sân bay Cỏ Ống? Theo cô hướng dẫn viên người đị

Kỷ niệm chiều sông Đuống

Hình ảnh
  Kỷ niệm chiều sông Đuống Khoảng cuối mùa hè năm 1998, tôi có gác thi đại học chung với một cô sinh viên xinh đẹp tại trường PTTH Võ Thị Sáu. Tên của nàng là Phương. Theo quy định gác thi của trường đại học đó, không nhớ rõ là đại học nào, hai giám thị tuy mỗi buổi đều phải thay đổi phòng thi nhưng vẫn được đi chung với nhau. Cô Phương xinh lắm nhưng lại rất nghiêm túc, nên tuy gác thi chung chúng tôi vẫn không nói chuyện được nhiều. Gác thi xong thì chia tay. Khoảng năm 2000 tôi ra Hà Nội, khi xe dừng chân ở một quán nước gần sông Đuống, bất ngờ tôi gặp lại cô Phương cũng đi du lịch ra đó. Chúng tôi nói chuyện rất vui. Sau đó xe tôi phải đi trước. Trước khi xe tôi chuyển bánh, cô Phương vội chạy theo xe gọi và tặng tôi một chiếc quạt giấy Hà Nội (tôi ngồi bên cửa sổ xe). Xe lăn bánh rồi tôi mới chợt nhớ là vẫn chưa hỏi địa chỉ của nàng để sau này còn có dịp liên lạc với nhau! Về đến Hà Nội, vừa buồn nhớ cô Phương, vừa xúc động nên tôi cầm bút viết luôn một mạch bài thơ Chiều s

Giới thiệu Tuyển Văn Thơ - Lý luận phê bình Đất Đứng 4

Hình ảnh
  Giới thiệu Tuyển Văn Thơ - Lý luận phê bình Đất Đứng 4 Sau thời gian tuyển chọn và in ấn, Tuyển Văn Thơ - Lý luận phê bình Đất Đứng 4 đã phát hành. Tuyển tập là những tác phẩm nổi bật được tuyển chọn từ website datdung.com của hơn 50 tác giả trên cả nước và nước ngoài... Sách dày 120 trang, khổ 16x24. Giấy phép xuất bản số: 44-2013/CXB/42-02/HNV của NXB Hội Nhà văn - 2013. Thanh Trắc Nguyễn Văn góp mặt với bài thơ Xuân nhớ cùng 49 tác giả khác trong tuyển Văn Thơ.

Giải mã bài thơ Huyền thoại người lái đò

Hình ảnh
Thử giải mã lại bài thơ “Huyền thoại người lái đò” để cảm nhận những nỗi đau của nhà giáo. Bài thơ “Huyền thoại người lái đò” của nhà thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn tuy đã có nhiều người bình, nhưng theo ý riêng của tôi, vẫn còn một vài ý quan trọng mà những người bình thơ trước vẫn chưa diễn đạt được hết. Những ý quan trọng này mới là thông điệp chính mà nhà thơ đã có ẩn ý gởi gắm lại cho người đọc với những tâm sự không thể nói thành lời. Chúng ta cần phải giải mã để khám phá lại bài thơ... 1. Vì sao người thầy về hưu lại phải ra đi tìm lửa? Đó là do yêu cầu của sự tiến hóa của xã hội. Xã hội càng văn minh hiện đại bao nhiêu thì tâm lý con người, tâm lý của những cô cậu học sinh mới lớn càng thêm phức tạp bấy nhiêu. Các em dậy thì sớm, yêu sớm, “quan hệ sớm”, vào đời sớm, hưởng thụ sớm và nhất là đòi hỏi phải có sự công bằng sớm. Nhà thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn đã nói lên điều này qua những câu thơ thật nhẹ nhàng nhưng cũng thật âm ỉ với những nỗi đau ngấm ngầm: “Dòng sông chữ bây giờ khôn

Thơ tranh Tìm xuân

Hình ảnh

Thơ tranh Tặng Hồng Diễm

Hình ảnh
---------------------------------------------------------------------------------------------------------- *Cô Hồng Diễm là giáo viên ngữ văn cũ của trường PTTH Võ Thị Sáu tp.HCM. Ngày xưa cô Hồng Diễm xinh đẹp như một đóa hoa hồng bạch - cô vẫn thường lên lớp với tà áo dài trắng. Hiện giờ cô Hồng Diễm đã cùng chồng chuyển sang kinh doanh. Cô gái trong thơ tranh là chân dung thật của cô Hồng Diễm. Bài thơ tôi viết khi bất ngờ gặp lại cô Hồng Diễm trong buổi tiệc của một người bạn đồng nghiệp. Có một điều khá thú vị là tên của cô giáo xinh đẹp này lại trùng với tên  người vợ trước của tôi....

Thơ 0308: Thu ngà

Hình ảnh
THU NGÀ         Viết tặng T.N. Ta về quán gió chân đồi Tìm mùa trăng lạnh cuối trời mù sương Tìm đâu cô giáo Hải Dương? Dã quỳ Đà Lạt bỗng vương vương buồn.          Kìa trăng ứa lệ mưa tuôn Khóc ta tay trắng cạn nguồn nhân duyên Đồi thông thổn thức ngả nghiêng Hồ Than Thở cũng muộn phiền thở than. Thu xưa khói biếc trăng vàng Áo dài guốc mộc lang thang đêm ngà Làn da trắng, nét mặt hoa Giọng cười gái Bắc làm ta dại khờ....          Thôi thì buông mảnh tình mơ Tiễn em về với bến bờ em yêu Còn ta với bóng trăng chiều Hẹn Trương Chi thả sáo diều tương tư!   Đà Lạt  2012 (Tập thơ Huyền Thoại Người Lái Đò - NXB Hội Nhà Văn năm 2013)  Thanh Trắc Nguyễn Văn ------------------------------------------------------------------------------------- * Bài thơ đã đăng trên báo Làm Bạn Với Máy Vi Tính số 497, ngày 19.3.2013 + Bài thơ đã in trong Tập thơ riêng Huyền Thoại Người Lái Đò - NXB Hội Nhà Văn 2013 Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet