Bài đăng
Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2013
Đọc truyện: Nàng công chúa Rồng và chàng Văn Lang
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Thơ 0314: Tháng năm
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
THÁNG NĂM Tháng năm nhớ mẹ mua trầu Khói hương lệ ứa nhúng màu hương cau. Tháng năm trăng bỗng lên cao Mảnh sương rơi lại làm sao sân vườn. Tháng năm nắng nửa con đường Nửa kia mưa ướt lời thương cuối mùa. Tháng năm quét lá sân chùa Gặp ni cô lá hóa bùa tương tư! Tháng năm bướm đậu mù u Câu kinh mặc kệ đi tu một mình Tháng năm thơ dán cột đình Giọng hò, giọng lý rập rình tìm nhau. Tháng năm em cởi yếm đào Ta men cổ tích lạc vào thiên thai. Tháng năm thả oán hận bay Phóng sinh bóng tối Hứng đầy bình minh! 2011 (Tập thơ Huyền Thoại Người Lái Đò – NXB Hội Nhà Văn năm 2013) Thanh Trắc Nguyễn Văn -------------------------------------------------------------------------- * Bài thơ đã đăng trên báo Giáo Dục và Thời Đại số 108, ngày 6.5.2013 * Bài thơ đã đăng trên báo Vũng Tàu Chủ Nhật số 20, ngày 2.6.2013 * Bài thơ đã đăng trên báo Làm Bạn Với Máy Vi Tính số 555, ngày 20.5.2014 * Bài thơ đã đăng trên báo Văn Nghệ Công An số 290, năm 2016 * Bài thơ đã đăng trên Tạp chí Cửa Biển số 170, th
Tâm sự của tác giả về bài thơ Anh đào
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Tâm sự của tác giả về bài thơ Anh đào Ngày xưa khi cô giáo Anh Đào mới về trường (khoảng năm 1993), còn rất trẻ đẹp dù đã có một chồng một con, Thanh Trắc Nguyễn Văn đã viết ngay hơn 5 bài thơ để tặng, nhưng không một tờ báo nào chịu đăng vì lúc đó thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn còn dở quá! Có một cô biên tập viên vẫn thường nói đùa là mỗi lần đọc thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn gởi lên báo để xin đăng, cô ấy phải tốn tiền mua thuốc nhức đầu! Sau này, năm 2011 Thanh Trắc Nguyễn Văn có sáng tác bài thơ tứ tuyệt Anh đào mang tên của cô. Bài thơ tứ tuyệt đã được đăng báo rồi được tuyển chọn vào Tuyển thơ Văn Thơ Việt tập 2 - Nhà xuất bản Văn Học năm 2011. Nghĩ lại đời đôi lúc không như là mơ. Khi giai nhân đang còn trong thời xuân sắc thì tác giả thơ vẫn còn ấu trĩ về sáng tác. Đến khi giai nhân bị thời gian làm cho giảm sắc hương, thì ông tác giả thơ đó lại chạy đi làm thơ cho mấy cô gái trẻ đẹp khác, sớm vội quên đi một người anh ta đã từng có một thời gian dài ngưỡng mộ. Buồn thay! --------------
Đôi dòng cảm xúc khi đọc tập thơ Huyền Thoại Người Lái Đò
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Đôi dòng cảm xúc khi đọc tập thơ Huyền Thoại Người Lái Đò Đọc tập thơ “Huyền thoại người lái đò”, người đọc có cảm giác tác giả Thanh Trắc Nguyễn Văn đã đi rất nhiều nơi và cũng đã từng trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc. Khi đến miền Tây Nam bộ, tác giả đã ngẩn ngơ trước nét đẹp duyên dáng của các cô gái đồng bằng sông Cửu Long. Ngẩn ngơ đến độ tác giả đã viết nên những câu thơ thật xuất thần: “Cúi hôn vạt nắng bên thềm Thầm mơ hôn vạt áo mềm bà ba Bến Tre đất gấm trời hoa Câu thơ lại nhớ Biết là nhớ em!” (Thơ tình viết ở Bến Tre) “Ta về phía biển xa xăm Ngựa ô khớp bạc gọi thầm trong mơ Em giờ đã thắm duyên tơ Câu Trương Chi hát thôi chờ kiếp sau...” (Về lại Ba Tri) Đến miền Trung có gió cát và biển xanh, có những đồi thông Tây nguyên phủ đầy sương lạnh, những câu thơ tình lại càng da diết hơn: “Người đẹp xách giày đi qua bãi cát Bỏ lại sau lưng muôn vạn ánh nhìn Biển yêu bờ biển thét gào khao khát Đá yêu người đá ngơ ngẩn lặng thinh”. (Đá và người) “Pleiku ngan ngát hương trà Đ
Bình bài thơ Vay tình của Thanh Trắc Nguyễn Văn
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Bình bài thơ Vay tình của Thanh Trắc Nguyễn Văn Tình yêu muôn thuở vẫn đẹp và mộng mơ, nó nhẹ nhàng đầy lãng mạn hay vô tình chết dần theo năm tháng là ở cách giữ gìn của mỗi người chúng ta. Tình yêu trong “Vay tình” của nhà thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn thật sâu sắc, tất cả những gì của cô gái trong mắt chàng trai đều đẹp và duyên dáng. Cứ ngỡ sẽ là một tình yêu thật đẹp mà chàng trai dành cho cô gái nhưng ở đây, tác giả lại để tựa đề “Vay tình”. Người ta thường vay vật chất thế nhưng ở đây lại là “vay tình” làm cho độc giả chú ý ngay ở tựa đề bài thơ. Không dám nói là yêu, không thổ lộ tình yêu của mình ra bên ngoài mà nhân vật trữ tình cứ gọi là “vay”. “Em” đi qua cuộc sống tâm hồn chàng trai nhẹ nhàng, êm ắng thật hồn nhiên. Có lẽ chàng trai đa tình, mơ mộng, khắc khoải đang chờ mong một tình yêu tươi tắn rạng ngời phải chăng? “Vay em Vay nửa nụ cười Sao giờ phải vướng đến mười nhớ thương? Em là hoa đẹp hướng dương Còn tôi chiếc lá cuối đường gió bay...” “Em” như hòa vào sự tin
Thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn bài số 0313
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Rồi người đi Rồi người đi Như gió Như mây Vào chòng chành quên lãng Nỗi đau chật hẹp Hay thênh thang Sao cứ đi là vấp phải nỗi buồn? Rồi người đi Tiếng vĩ cầm thời gian réo rắt Ly cà phê không gian đắng ngắt Từng vệt son môi Từng móng tay màu Xin nhặt lại trao trả em Tình yêu của bóng đêm trống rỗng. Rồi người đi Dù con đường trước mắt ẩn chìm không ánh sáng Khu vườn hoang không còn trái cấm Những cơn bão đến không hề dự đoán Những hố tử thần chập chờn không biển báo Xếp hàng Chực chờ gào thét… Rồi người đi Tìm hướng mặt trời mọc Gỡ vầng trăng Niềm Tin Hái chùm sao Hy Vọng Soi đường Mặt đất ấm dần Bình minh! 2011 (Tập thơ Huyền Thoại Người Lái Đò – NXB Hội Nhà Văn năm 2013) Thanh Trắc Nguyễn Văn -------------------------------------------------------------- * Bài thơ đã đăng trên Tạp chí Tân Văn số 3, tháng 4 năm 2013 Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet
Thơ 0312: Giờ học sử
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
GIỜ HỌC SỬ Viết tặng cô Văn Thị Hoa Lớp học bỗng lung linh Viên phấn trắng đưa chúng em về những tòa thành cổ Có lá cờ Đại Việt Có tiếng binh khí chạm nhau Có những vị vua dẫn đầu đoàn quân xông vào chém giặc Vọng tiếng sóng Bạch Đằng Vang bài ca Sát Thát Có tiếng thét vang của những anh hùng bất khuất: “Ta thà làm quỷ nước Nam…” Từng dòng sử oai hùng Bập bùng dưới ánh đuốc mấy ngàn năm Có cả hoa hồng Cùng những giọt nước mắt Những người con Bách Việt mình rồng vai trần chân đất Ôm tiễn nhau… Người theo mẹ Kẻ theo cha Lũ lượt xuống biển Lên rừng… Bài sử đầu cô dạy có hương vị bánh chưng Có dưa hấu, có trầu cau Có từng hồi trống đồng vọng vang dòng sông chín cửa Có Thánh Gióng ra quân Có ngựa sắt thần thét phun ra lửa Có mẹ tiễn con đi Có những Hòn Vọng Phu Mòn mỏi hóa đá Trông chồng. Trang sử thuở hồng hoang cô lần giở giữa nắng hồng Đất Lĩnh Nam hổ dữ đứng từng bầy Rừng Phong Châu sấu đói nằm từng lũ Ầm ầm tiếng voi gầm Rầm rầm tiếng ngựa hí Hò phá núi… Những Sơn Tinh c
Những nhầm lẫn về tiểu sử của Thanh Trắc Nguyễn Văn
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
NHỮNG NHẦM LẪN VỀ TIỂU SỬ CỦA THANH TRẮC NGUYỄN VĂN Thanh Trắc Nguyễn Văn quê cha (nguyên quán, quê quán) ở Nam Định, quê mẹ ở Tiền Giang, sinh ra lớn lên và làm việc ở Sài Gòn. Nhưng một số trang web, một số sách tuyển thơ xuất bản gần đây cứ ghi quê quán của Thanh Trắc Nguyễn Văn loạn xạ cả lên: 1. Đầu tiên là nhà thơ nữ Thái Thanh Nguyên, khi tuyển chọn thơ của Thanh Trắc Nguyễn Văn vào tuyển tập thơ do chị chủ biên; chị chọn bài thơ Rạch Miễu (bến phà Rạch Miễu nằm giữa 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre), thế là chị cho nguyên quán của Thanh Trắc Nguyễn Văn là Tiền Giang! 2. Một nhà thơ khác chọn bài thơ Sông Buông của Thanh Trắc Nguyễn Văn (người chọn thơ vào tuyển tập không xin phép tác giả, Văn biết được là do tình cờ thấy ở nhà sách), có lẽ do biết sông Buông ở Đồng Nai nên nhà thơ này tùy tiện ghi quê quán Thanh Trắc Nguyễn Văn là Đồng Nai! (Có ở Đồng Nai thì mới biết sông Buông ở Đồng Nai mà viết thơ về sông Buông chứ!) 3. Nhà thơ Lê Đình Hiếu chủ biên t
Thơ của bạn Phạm Phan Hòa
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Mùa thu ngọc (họa bài thơ Thu ngà của Thanh Trắc Nguyễn Văn) Mùa thu ngọc.. Chở em đi đâu? Chỉ còn lại một mình anh với sắc lá vàng vương lên màu nhớ!. Biết tìm em nơi nao Khi em đã đành lòng ra đi bỏ mặc những mùa hoa ở lại! Cánh buồn theo gió lay Trăng thu ứa lệ khóc anh trắng tình.. Cung đàn yêu cũng đà đứt khúc nhân duyên... Một chút kỷ niệm xưa như vẫn còn đâu đó Mặt hồ lặng câm nghiêng bóng rủ! Một nét nguyên tươi Một làn da trắng... Lời thơ anh như dại khờ khi hát tiễn em về nơi em? Anh đã cùng Trương Chi Trỗi khúc yêu người.. Khúc thu ngà ngọc! Thôi thì buông mảnh tình mơ Tiễn em về với bến bờ em yêu (Trang web văn học lucbat.com ngày 22.3.2013) Phạm Phan Hòa --------------------------------------------------------- Thu ngà Viết tặng T.N. Ta về quán gió chân đồi Tìm mùa trăng lạnh cuối trời mù sương Tìm đâu cô giáo Hải Dương? Dã quì Đà Lạt bỗng vương vương buồn. Kìa trăng ứa lệ mưa tuôn Khóc ta tay trắng cạn nguồn nhân duyên Đồi thông thổn
Thơ 0311: Tìm em
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
TÌM EM Tìm em Hỏi một chữ "chờ”! Tháng năm hò hẹn Vẫn ngờ không yêu... Tìm em Trả mảnh khăn thêu Nhớ thương níu lại Chỉ rêu rong buồn. Tìm em Buộc cánh chuồn chuồn Sợ vui nó đậu Sợ buồn nó bay! Tìm em Khóc giữa tỉnh say Nửa đêm mây đến Sao ngày mưa đi? Tìm em Đâu tuổi xuân thì? Sương trăng lạnh ướt Xanh rì cỏ lau… 2011 (Tập thơ Huyền Thoại Người Lái Đò - NXB Hội Nhà Văn năm 2013) Thanh Trắc Nguyễn Văn ------------------------------------------------------------------------------------- * Bài thơ đã đăng trên báo Làm Bạn Với Máy Vi Tính số 503, ngày 30.4.2013 * Bài thơ đã đăng trên báo Vũng Tàu Chủ Nhật ngày 30.6.2013 * Bài thơ đã đăng trên báo Bình Định Chủ Nhật số 6181, ngày 20.8.2016 + Bài thơ đã in trong Tập thơ riêng Huyền Thoại Người Lái Đò - NXB Hội Nhà Văn năm 2013 Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet
Chùm ảnh tại nhà riêng của nhà văn Trần Thanh Giao
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhà văn Trần Thanh Giao kể chuyện vui đời mình Nhà văn Trần Thanh Giao đàn cho các khách mời nghe Giới thiệu nhà văn Trần Thanh Giao Nhà văn Trần Thanh Giao còn có các bút danh khác như Song Thanh, Song Văn... Ông sinh ngày 19 tháng 5 năm 1932, quê quán ở Thới Long, Ô Môn, Cần Thơ. Hiện ở 14/7 Phổ Quang (số mới: 7 Phạm Cự Lượng), phường 2, Tân Bình, TP.HCM. Điện thoại nhà riêng: (08) 38424553. Nhà văn Trần Thanh Giao tham gia kháng chiến chống Pháp từ 1946, làm liên lạc cho báo Kèn gọi lính của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam bộ; sau phong trào Trần Văn Ơn, vào chiến khu làm cán bộ nghiệp vụ báo Độc lập Nam bộ; 1954 tập kết ra Bắc làm công nhân Nhà in báo Nhân dân; từ 1961 làm phóng viên báo Nhân dân; từ 1969 làm trong Lực lượng sáng tác Văn học công nhân của Tổng Công đoàn VN và làm biên tập viên Nhà xuất bản Lao động; từ 1971 làm phóng viên báo Thống nhất; sau 30-4-1975 về Sài Gòn làm phóng viên báo Giải phóng, sau đó là báo Đại đoàn kết; từ 1981 làm ở Hội Nhà văn TP.HCM: Ủy viê